Các quan điểm lịch sử khác Yamatohime-no-mikoto

Một số nguồn[4][5] chỉ ra sự tương tự giữa Yamatohime-no-mikoto và Nữ vương Himiko, một nữ quốc chủ của Nhật vào thế kỷ thứ 3 được sử liệu Trung Quốc đề cập đến, cụ thể là Tam Quốc chíWaijinden. Himiko được chép lại là một nữ vương và pháp sư không kết hôn, tên của bà có nghĩa là "con gái của mặt trời". Sự giống nhau giữa hai người là vai trò công chúa và pháp sư của Yamatohime-no-mikoto và những miêu tả về Himiko, cũng như ý nghĩa cái tên của Himiko và vị trí pháp sư và hậu duệ nữ thần mặt trời của Yamatohime-no-mikoto. Nữ vương Himiko được ghi lại rằng đã trị vì vùng đất "Yamatai", trong khi Yamatohime-no-himiko rời quê hương Yamato để dựng đền Ise.

Bản chất của Nữ vương Himiko làm nảy sinh tranh luận gay gắt kể từ cuối thời kỳ Edo, với một số thuyết khác cho rằng bà là Hoàng hậu Jingu hay thậm chí là một người có thực và đã truyền cảm hứng cho thần thoại về nữ thần Amaterasu.[6] Vì nguồn sử liệu Nhật Bản sớm nhất còn tồn tại có thông tin về Yamatohime-no-mikoto là Kojiki được viết từ đầu thế kỷ thứ 8, rất khó để biết sâu hơn hay chính xác hơn về bà.